Khi mới thiết lập một website hoặc một blog có rất nhiều việc mà người quản trị phải làm. Viết những bài viết đầu tiên để cống hiến cho độc giả món ăn tinh thần “ngon bổ” là điều đúng đắn nhưng bạn cũng phải dành thời gian chăm chút cho 5 trang quan trọng và nhất thiết phải có này. Điều này có thể xem như là một nguyên tắc cơ bản cho dù bạn sử dụng nền tảng kỹ thuật nào đi chăng nữa.
5 trang này phải được đặt ở vị trí thuận tiện thường là ở phần trên cùng hoặc phần cuối cùng của một blog. Nó quan trọng bởi vì chỉ cần đọc qua 5 trang này độc giả sẽ có thể xác định rất rõ ràng những điều sau đây: bạn đang viết về cái gì, bạn là ai, bạn viết cho ai, những yêu cầu của bạn và họ sẽ được giúp đỡ như thế nào….
1. About – giới thiệu website và chính bạn
Thành thật mà nói ngay khi ghé vào một trang web mới lạ điều đầu tiên HHV làm là tìm đọc trangAbout hoặc giới thiệu. Bởi vì ngay khi đọc xong HHV sẽ biết mình có phù hợp với nội dung và có nên tiếp tục tìm hiểu về trang web này nữa hay không.
Trang About giúp độc giả có cái nhìn đầu tiên về bạn về những gì bạn yêu thích và về chủ đề mà bạn sẽ viết. Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy luôn để lại ấn tượng sâu sắc vậy hãy bỏ thời gian viết một bài giới thiệu website và về chính bạn thật đặc sắc.
Hiệu quả tức thì là nó giúp mọi người xác định ngay có nên tiếp tục theo dõi nữa hay không nhưng điều quan trọng hơn là gây dựng niềm tin. Tin tưởng là nền tảng của mọi mối quan hệ trên internet. Hãy luôn luôn nhớ câu này “Có hiểu mới có thương, có thương mới có chấp nhận”. Minh bạch rõ ràng chính là sự khởi đầu tốt nhất cho những mối quan hệ lâu dài.
Hầu hết các website đều có một trang Contact dùng để liên lạc, thông thường trang này sẽ đính kèm một form liên lạc mà không cần phải dùng email. Bạn cũng nên sử dụng hình thức liên lạc này. Trong trường hợp nền tảng mà bạn dùng không cung cấp sẵn bạn có thể đến sử dụng FoxyForm – đăng ký và sử dụng dễ dàng trong 5 phút.
Tuy nhiên theo ý kiến cá nhân của Hồng Hòa Vi bạn nên cho độc giả của mình lựa chọn phương thức liên lạc bằng cách đa dạng hóa các kênh liên lạc. Đối với Blog Thiết Kế bạn có 2 sự lựa chọn: sử dụng comments trực tiếp hoặc gởi mail tới HHV thông qua một contact form.
Đối với những website lớn và có nhiều người cộng tác sự việc càng phức tạp hơn. Nếu có thể thì chúng ta nên tạo nhiều kênh tùy theo mục đích liên lạc của độc giả nhằm rút gắn thời gian phản hồi. Nôm na là phân loại thông tin tại nguồn.
Điều cuối cùng hãy quy định một thời gian trả lời tối đa thật cụ thể vừa giúp độc giả an tâm vừa giúp chúng ta không trễ nãi trong việc phản hồi.
3. Sitemap – Sơ đồ trang web
Sitemap (sơ đồ trang web) rất quan trọng vì nó giúp cho người đọc định vị được mình trong trang webs. Định vị là một khái niệm rất rộng nhưng ở trường hợp này chúng ta có thể xem Sitemap là tấm bản đồ chỉ đường cho độc giả. Thông thường đây sẽ là trang thứ hai sau trang About mà người đọc sẽ ghé mắt đến.
Có nhiều cách để làm Sitemap cho một trang trang webs. Tuy nhiên tùy theo mục đích và quy mô của trang mà ta làm theo các cấp độ chi tiết khác nhau. Nhưng nó phải bảo đảm những yêu cầu sau.
– Trực quan và rõ ràng.
– Đầy đủ và bao quát.
– Thuận tiện và dễ dàng di chuyển đến các nội dung khác
4. Policy – Chính sách của websites
Policy hay thỏa thuận, chính là một trang rất quan trọng mà rất nhiều người hay quên. Trang này quan trọng vì nó đưa ra những quy tắc hành xử, nội quy và cả những bảo đảm mà website cam kết với độc giả. Trang này cũng quy định những quyền hạn và trách nhiệm của website và độc giả. Những quy định này tạo ra một hành lang bảo vệ cho website lẫn độc giả nhằm tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra do không làm rõ ngay từ đầu.
Mít lòng trước đặng lòng sau, chính trang Policy được làm một cách chi tiết, đầy đủ và chuyên nghiệp lại khiến độc giả tin tưởng hơn hơn ở website của bạn. Bạn cảm thấy buồn cười xin hãy tham khảo những trang policy có thể nói là kinh điển sau:
Nội quy của blog Phật giáo Chánh Đạt Online
Thỏa thuận sử dụng của blog Chấm Xanh
Bản quyền & chính sách comments
5. FAQ – Support – Hỏi đáp
Nếu bạn làm tốt trang Contact thì trang này không cần thiết lắm đối với blog cá nhân. Tuy nhiên với một website lớn thì trang cần phải làm và làm thật tốt. Trang này đặc biệt quan trọng đối với những website bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ. Trang này có nhiều tên như Hỗ trợ, Support, Hỏi đáp, FAQ tùy theo hình thức của nó.
FAQ là viết tắt của từ tiếng anh Frequency Ask and Question nghĩa là những câu hỏi thường gặp. Thông thường thì độc giả hoặc khách hàng truy cập trang web sẽ gặp phải những khó khăn nhất định giống nhau và lặp lại. Bạn phải dự đoán được những tình huống này và đưa ra những hướng dẫn thật hữu ích…
Không như trang About hoặc Contact thì trang này cần được cập nhật thường xuyên phụ thuộc vào lượng phản hồi của độc giả hoặc khách hàng. Điểm lưu ý đối với trang này là đừng hình thức, hãy ngắn gọn, thực sự chất lượng và giải quyết được khó khăn của độc giả hoặc khách hàng.