Thông điệp Truyền thông là khẩu hiệu, slogan ta thường nghe?
( Trích từ loạt bài: Truyền thông cho người bắt đầu)

Trước khi nói về thông điệp truyền thông, chúng ta biết rằng truyền thông có 3 quyết định mang tính sống còn:
1. Quyết định về thông điệp.
2.Quyết định về kênh truyền thông( nói trên phương tiện nào, kênh nào…)
3.Quyết định nói như thế nào?( chiến thuật nói, concept nào,…)

Hôm nay chúng ta cùng nói về thông điệp. Thông điệp là những thông tin mà chúng ta muốn lưu lại trong tâm trí người nhận tin, là những yếu tố cần thiết để gây ảnh hưởng, duy trì hay làm thay đổi nhận thức, cảm xúc và hành vi của đối tượng mục tiêu.

Có thể nói, thông điệp là linh hồn của một chiến dịch truyền thông.
Thông điệp truyền thông là khẩu hiệu, slogan, ta thường nghe?
Đứng ở vai trò là khách hàng, có thể hiểu những câu khẩu hiệu, slogan thường thấy là thông điệp. Nhưng với vai trò là Marketer, là người làm truyền thông, là quản lý, chủ doanh nghiệp, chúng ta phải hiểu cụ thể hơn.

Thông điệp cụ thể hơn, là tập hợp những thông tin(biểu hiện qua chữ viết, hình ảnh, âm thanh) mà chúng ta muốn truyền tải, muốn lưu lại trong tâm trí khách hàng và duy trì mối quan hệ với khách hàng. Chúng ta muốn nhiều thứ, nhưng phải chọn lọc, mã hóa, đưa ra phía ngoài những thông tin khách hàng dễ hiểu, dễ nhớ. Vậy nên mới ra đời những câu khẩu hiệu, slogan, thường nghe, thường thấy.

Có thể hiểu, thông điệp là ngôn ngữ của người làm truyền thông, Marketer, chủ doanh nghiệp. Còn những câu khẩu hiệu, slogan là ngôn ngữ của khách hàng đã được( được chuyển thể từ thông điệp).

xu hướng truyền thông 2017

Ví dụ:

Chiến dịch truyền thông OMO DỊP TẾT 2016. Khách hàng nghĩ 2 câu sau là thông điệp:

Xuân sum họp Tết tròn yêu thương
Tết là về bên gia đình

Với người làm truyền thông, Marketer, chủ doanh nghiệp, hiểu thông điệp của OMO là: Tết là dịp để cả nhà quây quần bên nhau, là cơ hội để sum họp, để chia sẻ cho nhau những yêu thương sau một năm bận rộn. Mỗi người cần sắp xếp công việc để về với tổ ấm yêu thương, vun đắp tình cảm gia đình, đền đáp công ơn cha mẹ, để tất cả xích lại gần nhau hơn.

Thông điệp được thể hiện ngầm qua các hoạt động ấm áp và thiết thực cả online lẫn offline(chia sẻ câu chuyện ngày Tết và thực hiện lời hứa “Tết là về bên gia đình” kèm hastag được cộng đồng mạng tích cực hưởng ứng, video quảng cáo phía dưới với khẩu hiệu ” Xuân sum họp Tết tròn yêu thương,…).