Thông thường, trước khi lựa chọn một đối tác SEO cho Website của mình, bạn cần trả lời được các câu hỏi sau:

● Có cần phải làm SEO không?

Nếu bạn có thể khẳng định được khách hàng tiềm năng không bao giờ tìm kiếm thông tin về mình hoặc sản phẩm, dịch vụ của mình trên các bộ máy tìm kiếm thì bạn không cần phải làm SEO. Tuy nhiên, ngoài những ngành nghề phi pháp hoặc các sản phẩm càng ít người biết càng tốt, rất khó để tìm được một lĩnh vực mà khách hàng sẽ không bao giờ lên Internet để tìm kiếm thông tin về sản phẩm hay dịch vụ đó.

● Vậy nếu lượng tìm kiếm về sản phẩm không đủ lớn thì có cần đầu tư vào SEO không?

Đây là một câu chuyện dài, nhưng nói ngắn gọn thì SEO có thể giúp bạn thu hút được khách hàng khi họ tìm kiếm những thông tin có liên quan gián tiếp đến sản phẩm mà bạn đang bán.

● Ai cũng trả tiền để làm quảng cáo. Vậy rốt cuộc thì có cần phải làm SEO không?

cùng seo lên top

Có. Bởi vì chi phí quảng cáo cho một từ khóa có xu hướng ngày càng tăng do thị trường sẽ xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền hơn để quảng cáo cho cùng một từ khóa. Nói tóm lại, nếu quá dựa dẫm vào quảng cáo thì bạn đứng trước nguy cơ rất lớn là số tiền bỏ ra cho quảng cáo ngày càng tăng cao.

Sau khi tìm được đáp án cho các câu hỏi trên và quyết định làm SEO, bước tiếp theo là tìm kiếm một đối tác SEO phù hợp. Các bước thực hiện có thể là:

BƯỚC 1: XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU SEO

Đôi khi, mục tiêu đúng đắn trong SEO thường bị nhiều người hiểu nhầm. Nếu bạn cho rằng làm SEO là chỉ để:

● Tăng lượt truy cập; hoặc
● Tăng thứ hạng; hoặc
● Vượt qua đối thủ cạnh tranh; hoặc
● Tăng PageRank;

Thì có thể bạn đang có quan niệm khá sai lệch về SEO.

Hướng dẫn sử dụng các thẻ từ H1, H2, H3, H4, H5, H6

Thứ nhất, tăng lượng truy cập cho Website không phải là điều kiện đủ để tạo ra doanh thu hay lợi nhuận. Giả sử một Website kinh doanh nước hoa đang tìm cách thu hút người dùng bằng các nội dung hài hước thu hút khá nhiều lượt truy cập, nhưng doanh số lại không tăng vì người dùng chỉ muốn xem hài và thoát ra ngay sau đó chứ không bấm vào xem các sản phẩm.
Thứ hai, nếu làm SEO chỉ để tăng thứ hạng trên kết quả tìm kiếm thì đó là sai lầm khác. Thực tế, có một số Website có thứ hạng tăng trưởng tốt nhưng không phát sinh doanh số bởi vì không ai tìm kiếm từ khóa đó hoặc sự quan tâm của người dùng đối với từ khóa đó có xu hướng giảm. Thứ ba, vượt qua đối thủ cạnh tranh ở một từ khóa nào đó là một mục tiêu mơ hồ. Bạn cần phải đặt các mục tiêu thực tế hơn như doanh thu, số lượng khách hàng, số đơn đặt hàng… Thứ tư, PageRank là chỉ số đã bị Google khai tử từ lâu. (Một số SEO Agency lợi dụng sự thiếu hiểu biết của khách hàng để cam kết làm tăng chỉ số này, trong khi nó hoàn toàn vô nghĩa).

Vậy, đâu là các mục tiêu SEO tốt? Nhìn chung, bạn nên đặt những mục tiêu mà có thể đem lại những khách hàng có khả năng mua hàng cao nhất. Đó là:

1. Xuất hiện trong kết quả tìm kiếm đối với một nhóm khách hàng tiềm năng nào đó.
2. Tăng doanh thu bán hàng thông qua Website.
3. Thu thập thông tin người dùng (email, phone, tên…) hoặc tăng số lượt download một tài liệu, báo cáo, ấn phẩm… nào đó.
4. Tăng sự thiện cảm của khách hàng bằng cách đẩy các bài viết tích cực về sản phẩm của bạn lên trên các bài viết tiêu cực. (nếu bạn hay được nhắc đến trong nhiều bài viết tiêu cực trên mạng).

quy trình làm seo

BƯỚC 2: LIÊN HỆ ỨNG VIÊN SEO (TỪ 3-5 ỨNG VIÊN)

Thông qua các mối quan hệ, bạn có thể chủ động liên hệ từ 3 đến 5 đối tác SEO để tìm hiểu từng đối tác về năng lực, uy tín, kinh nghiệm và văn hóa làm việc để so sánh và lựa chọn một đối tác phù hợp.

Nên tìm kiếm thông qua các nguồn tìm kiếm sau:

● Mối quan hệ cá nhân hoặc công việc: Hỏi bạn bè, người quen, hoặc các đối tác làm ăn để tìm kiếm các ứng viên. Đây là các nguồn tham khảo đáng tin cậy, bởi chất lượng và uy tín của các ứng viên đã được kiểm chứng một phần.

● Hỏi các công ty khác ngành nghề sở hữu một Website SEO tốt: Bạn có thể chủ động liên hệ với chủ nhân các Website này để hỏi về đối tác nào đã triển khai SEO cho họ. Bạn có thể tìm số điện thoại hoặc email trên các Website dễ dàng. Nếu là những người thân thiện và cởi mở, họ sẽ sẵn sàng cung cấp cho bạn vài cái tên.

● Hỏi những chuyên gia trong ngành SEO, chẳng hạn như giảng viên các khóa học Digital Marketing hoặc SEO có uy tín. Họ sẵn sàng giới thiệu cho bạn vài đối tác có thể hợp tác.

quy trình làm seo chuyên nghiệp hiệu quả hiện nay

BƯỚC 3: ĐẶT CÂU HỎI CHO CÁC ỨNG VIÊN

Để “thẩm định” năng lực và kinh nghiệm SEO của các ứng viên, bạn cần đặt những câu hỏi như sau:

1. Cách triển khai SEO của các bạn là gì? Và vì sao lại thực hiện theo cách đó?

Đặt câu hỏi này để bạn xem ứng viên có thực hiện những kỹ thuật mũ đen hay không để phòng ngừa rủi ro Website của bạn bị Google cấm xuất hiện do vi phạm các quy định.

2. Cách thức trao đổi và báo cáo định kỳ của các bạn như thế nào?

Sau câu hỏi này bạn sẽ biết Agency sẽ thu thập và sử dụng các loại dữ liệu, các thông số nào để phân tích và tối ưu; và chúng có đúng với mục tiêu mà bạn đã đề ra ban đầu hay không.

3. Các bạn cần chúng tôi cần làm gì?

Bạn phải nắm rõ phần việc mà mình phải làm để thực hiện kế hoạch SEO mà ứng viên đề xuất. Cần phải tốn nhân sự, thời gian, công sức như thế nào? Cơ sở công nghệ, hệ thống phân phối, mô hình kinh doanh của bạn có đáp ứng hay không? Ví dụ: liệu bạn có đủ nhân viên bán hàng để sẵn sàng tư vấn khi có quá nhiều khách hàng nhắn tin, gọi điện hoặc email hỏi về sản phẩm hay không?

quy trình làm seo chuyên nghiệp

4. Nếu kế hoạch SEO thất bại thì làm sao?

Thông thường một số công ty SEO sẽ cam kết hoàn tiền khi không đạt được mục tiêu. Nhưng quan trọng là bạn có chấp nhận khoảng thời gian và công sức đã lỡ bỏ ra hay không.

5. Câu hỏi thử thách: Theo các bạn thì Google xếp hạng các Website dựa trên tiêu chí nào? Và các bạn làm thế nào để thay đổi thứ hạng đó?

Dựa trên những bước trên và các yếu tố khác như chi phí, cách thức thanh toán, thời gian triển khai… bạn đã có thể giảm thiểu các rủi ro và lựa chọn được cho mình một đối tác SEO phù hợp.

Nguồn Minh Tao