Contents

Bounce rate – Tỉ lệ lỗi

Tỉ lệ phần trăm số email gửi đi không thể chuyển được đến hộp thư đến của người nhận.
Sử dụng thông số này để tìm ra các vấn đề với danh sách email của bạn. Có 2 loại lỗi để xem xét: lỗi cứng và lỗi mềm (“hard” bounce và “soft” bounce). Lỗi mềm liên quan đến vấn đề mang tính tạm thời với một email hợp lệ, ví dụ như hộp thư đầy hoặc vấn đề với máy chủ người nhận. Máy chủ người nhận có thể giữ các email này và chuyển đi ngay sau khi vấn đề được khắc phục, hoặc bạn có thể thử gửi lại thông điệp tới các soft bounce. Lỗi cứng liên quan đến các địa chỉ email không hợp lệ, đã khóa hoặc không tồn tại và những email này sẽ không bao giờ được gửi thành công.

Email-Marketing-online-2

Theo dõi dữ liệu email marketing

Delivery rate – Tỉ lệ gửi email

Tỉ lệ phần trăm các email đã thực sự được gửi đến hộp thư của người nhận, tính bằng tổng các email gửi đi trừ đi số hard và soft bounce sau đó chia cho tổng số email được gửi đi.
Tỉ lệ gửi email là một bước cho sự thành công hay thất bại của email. Để có cơ hội tương tác với khách hàng hay khách hàng tiềm năng với một chiến dịch email, thông điệp đó phải được gửi đến hộp thư đến của họ.
Hãy làm sao để có tỉ lệ gửi đạt 95% trở lên. Nếu tỉ lệ của bạn giảm theo thời gian, có thể bạn đang gặp rắc rối với danh sách email của mình (vd. Quá nhiều địa chỉ không hợp lệ). Nếu một chiến dịch cụ thể có tỉ lệ gửi thấp hơn bình thường, hãy kiểm tra xem dòng tiêu đề và nội dung của thông điệp đó. Có thể có yếu tố nào đó bị cho là thư rác khi qua các tường lửa hoặc các ISP, dẫn đến có nhiều thông điệp bị chặn lại hơn bình thường.

List growth rate – Tỉ lệ tăng trưởng danh sách

Thông số đo lường sự phát triển của danh sách email tính bằng số người đăng ký mới trừ đi số người hủy đăng ký và số lần lỗi cứng trong một tháng nhất định, sau đó chia cho khối lượng danh sách ban đầu.
Tỉ lệ tăng trưởng danh sách rất quan trọng vì một chương trình email marketing tốt cần liên tục được làm tươi mới với những cái tên mới. Nhiều địa chỉ trong danh sách của bạn sẽ trở nên kém chất lượng hơn qua thời gian khi họ thay đổi công việc, đổi ISP hoặc chương trình email, hoặc do quên mật khẩu và đã sử dụng tài khoản mới.
Theo một nguồn của marketingsherpa, tỉ lệ làm mới của một danh sách email hàng năm có thể lên tới 25% hoặc cao hơn, đó là lý do tại sao bạn phải luôn nỗ lực thêm những liên hệ mới vào CSDL email của bạn.

 

Email-Marketing-online-1

Làm Email Marketing

CTR – Tỉ lệ click

Tỉ lệ khan giả click vào một liên kết chưa trong thông điệp email. Các tổ chức có thể đo lường tỉ lệ CTR bằng việc lấy số lượt click duy nhất chia cho số email được gửi đi, hoặc lấy tổng số click (gồm cả nhiều click bởi cùng một người nhận) chia cho số email được gửi đi.
Việc kiểm soát CTR email là một phần quan trọng trong việc phân tích email marketing, vì CTR thể hiện rằng liệu thông điệp có phù hợp và lời đề nghị có đủ hấp dẫn để khích thích hành động của người nhận. Nhưng CTR có thể rất khác nhau tùy theo loại thông điệp gửi đi. Ví dụ, các bản tin email thường có CTR cao hơn thông điệp quảng cáo và thông điệp giao dịch – ví dụ các hóa đơn bán hàng, và thường có tỉ lệ CTR cao nhất trong số các loại thông điệp mà công ty gửi đi. Do đó, tốt nhất bạn nên lập thang chuẩn cho CTR theo các loại email khác nhau mà bạn gửi đi.

Email Sharing – Chia sẻ email

Tỉ lệ phần trăm người nhận click vào nút chia sẻ để đăng nội dung email lên một mạng xã hội và/hoặc người click vào nút “chuyển tiếp cho bạn bè”
Tỉ lệ chia sẻ là dấu hiệu khác về giá trị và mức độ phù hợp của thông điệp email. Các lời đề nghị trong email được chia sẻ và chuyển tiếp ra ngoài danh sách tại chỗ bạn đang có có thể kết thúc như chiến dịch thực hiện thành công nhất của bạn, vì bạn đã tăng phạm vi tiếp cận của thông điệp đó bằng việc khai thác tính chất lan truyền của các mạng xã hội của người đăng ký.
Hãy theo dõi tỉ lệ chia sẻ của bạn cẩn trọng để khám phá ra những bài viết hay đề nghị nào có xu hướng được chia sẻ nhiều nhất, và sử dụng kiến thức khi lên kế hoạch cho các chiến dịch trong tương lai.

email-marketing-hieu-qua-hien-nay

Lam email marketing

Conversion Rate – Tỉ lệ chuyển đổi

Tỉ lệ phần trăm của người nhận click vào một liên kết trong một email và hoàn thành một hành động được ưu tiên, ví dụ điền vào một biểu đăng ký hoặc mua một sản phẩm.
Tỉ lệ chuyển đổi là thông số tính hiệu quả quan trọng nhất trong một chiến dịch email. Tỉ lệ chuyển đổi càng cao chứng tỏ đề nghị dành cho khán giả của bạn càng phù hợp và hấp dẫn.
Tuy nhiên, tỉ lệ chuyển đổi tùy thuộc vào các yếu tố bên ngoài thông điệp email gốc, ví dụ như chất lượng trang đích.
Việc đo lường tỉ lệ chuyển đổi cần sự tích hợp giữa nền tảng email và chương trình phân tích website. Bạn có thể thực hiện việc tích hợp này bằng việc tạo ra các tracking URL cho các liên kết email để xác định nguồn click nào đến từ một chiến dịch email cụ thể.

Revenue Per Email Sent – Doanh thu từ mỗi email gửi đi

Thước đo ROI của một chiến lược email cụ thể, tính bằng cách lấy tổng doanh thu từ chiến dịch chia cho số email được gửi đi.
Thước đo này rất lý tưởng với các công ty bán hàng trực tuyến tạo ra rất nhiều doanh số trực tiếp từ các chiến dịch email. Một lần nữa, việc này cần sự tích hợp giữa ESP với nền tảng TMĐT hoặc nền tảng phân tích website. Nếu bạn đã theo dõi tỉ lệ chuyển đổi, bạn cũng có thể thu thập giá trị đơn hàng của từng lần chuyển đổi để thực hiện phép tính này.

 

Lợi ích khi sử dụng Email Marketing

Open Rate – Tỉ lệ mở

Tỉ lệ mở là thước đo nhiều marketer sử dụng để đo lường sự thành công của các chiến dịch, nhưng nó không đáng tin cậy vì nhiều lý do. Điều đầu tiên quan trọng, một email chỉ được coi là “được mở” nếu người nhận cũng nhận được ảnh nhúng trong thông điệp, và một tỉ lệ lớn máy khách của người dùng có chế độ chặn ảnh. Việc này nghĩa là dù họ có mở email, họ cũng không được đưa vào tỉ lệ mở, dẫn đến đó là thước đo không chính xác và không đáng tin cậy, và dẫn đến báo cáo thiếu các con số thật.
Mặt trái của việc báo cáo thiếu là thực tế rằng tỉ lệ mở có thể bị thao tác bằng việc viết những dòng tiêu đề bắt mắt, tạo cảm xúc khiến người đọc mở thư nhưng sau đó nội dung thông điệp khiến họ cảm thấy lạc lối. Vì lý do đó, tốt nhất nên tập trung vào tỉ lệ click là thước đó tốt hơn cho một email thành công.

Unsubscribe Rate – Tỉ lệ hủy đăng ký

Cũng như tỉ lệ mở, tỉ lệ hủy đăng ký không phải là bức tranh đáng tin cậy về chất lượng danh sách email. Nhiều người đăng ký đã chán nhận thông điệp từ thương hiệu của bạn sẽ không cần phải bấm hủy đăng ký. Họ có thể chỉ cần không mở, không đọc và không click vào thông điệp email của bạn.
Một lần nữa, theo dõi tỉ lệ click và tỉ lệ chuyển đổi là cách tốt hơn để kiểm soát tương tác và mối quan tâm của người đăng ký. Nhưng việc kiểm tra tỉ lệ hủy đăng ký hàng tháng cũng hữu ích để đo lường tỉ lệ tăng trưởng danh sách tổng thể, và để lường trước những biến động bất thường sau mỗi chiến dịch email cụ thể.